HT Thích Tâm Châu: Người mang tơi chữa lửa!

Ngày xưa, lúc còn bé, người viết đã từng nghe những người lớn thường nói với nhau câu: “Già đời còn mang tơi chữa lửa”.
 
Áo tơi, là một loại “áo” được “chằm” hay bện ra từ những chiếc lá tơi, lá dừa, đem phơi khô, rồi chằm, bện thành những chiếc áo tơi. Thời ấy, ở các vùng quê, vì nghèo, nên không có vật dụng gì khác, nên người dân quê đã dùng những chiếc áo tơi này, để che mưa gió trong những vụ mùa cày, cấy, gặt... Nhưng sau khi dùng, người nông phu phải đem treo ở trên cao, để trẻ con không lấy xuống được, vì nếu sơ ý, chỉ cần một đốm lửa, thì những cọng lá tơi, lá dừa sẽ bắt lửa từ chiếc áo tơi và cháy tiêu luôn hết cả thân người.
 
Chính vì thế, câu: “Già đời còn mang tơi chữa lửa”, mà các cụ thường nói, là để chỉ những tên già đời mà còn ngu. Vì quá ngu, mới mang chiếc áo tơi mà đâm đầu vào đám cháy, để cuối cùng chẳng những không chữa cháy được, mà chính mình phải bị thiêu thành tro bụi cùng đám cháy!
 
HT Thích Tâm Châu, là một trong những kẻ già đời còn mang tơi chữa lửa đó; bởi ngày nay, chuyện “tự thiêu” của TT Thích Quảng Đức, mọi sự đã quá rõ ràng, HT Thích Quảng Đức không hề “tự thiêu”, mà do người khác tưới xăng, người khác đốt chết.

 
HT Thích Tâm Châu đâu có ngu, mà không biết một người tự tử, thì chính họ phải tự cầm dây thắt và treo cổ, tự pha chế độc dược, tự bưng ly thuốc độc để uống, tự nhảy xuống sông, tự tưới xăng lên người, tự quẹt lửa tự thiêu, không hề có một kẻ khác trợ tử như trường hợp của TT Thích Quảng Đức đã bị “Khối Ấn Quang” quyết định đem ra bức tử, có tổ chức hẳn hoi, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, trong vòng vây có tổ chức, với sự vô nhân tâm, vô cảm của hàng trăm sư sãi của “khối Ấn Quang”; không cho bất cứ ai đến gần để được cứu người !
 
Nên nhớ, ở các nước Âu-Mỹ, có rất nhiều trường hợp, những người bị bệnh nan y, khoa học đã thúc thủ, và chính bệnh nhân đã tự tay viết, và tự miệng nói ra những lời cầu xin các bác sĩ cho họ được chết. Thế nhưng, các bác sĩ không cho họ chết, vì luật pháp không cho phép.
 
Như vậy, vụ án đốt sống TT Thích Quảng Đức, nếu ở các nước Âu-Mỹ, thì “Khối Ấn Quang” phải bị đưa ra tòa án, để xét xử một cách nghiêm minh. Nhưng tiếc rằng, Chính phủ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã quá nhân đạo đối với tội ác!
 
HT Thích Tâm Châu có đui mù đâu, mà không thấy ngọn lửa bắt đầu cháy từ chỗ nào trên tấm nhục thân của TT Thích Quảng Đức.
 
 
 
HT Thích Tâm Châu chắc cũng là con người, lại từng “ở trong chăn”, thì làm sao không biết đến những nỗi đau đớn cùng cực của người vợ yêu, của người con trai quý của ông-bà HT Thích Quảng Đức, khi phải bị mất chồng, mất cha trong ngọn “Lửa Từ Bi”, hay là ngọn lửa cuồng vọng của “Khối Ấn Quang”!
 
HT Thích Tâm Châu, đã bao nhiêu năm “tu” đạo, đã 94 tuổi, chắc chắn phải lớn tuổi hơn cựu Đại đức Thích Huệ Nhật, thì làm sao có thể không khôn, hay là ngu hơn cựu Đại đức Thích Huệ Nhật. Nhưng dù sao, thì HT Thích Tâm Châu cũng nên đọc những dòng đã trích lại dưới đây:
 
“Cái chết tự nguyện là gì?  Những người tự thiêu cho đạo pháp:
    
 Nguyễn Huệ Nhật
 
 
   “Tôi xin giới hạn trong phạm vi hiểu biết của cá nhân mình, và những gì tôi viết sau đây cũng là một số kinh nghiệm và nhận xét của riêng tôi, sau ba lần tưởng đã chết nhưng nay tôi còn sống trong Ơn Cứu Rỗi của Thiên Chúa, nên xác tín hơn, rộng mở hơn.
 
    Người tự thiêu đầu tiên trong thời kỳ Phật giáo đấu tranh chống lại kỳ thị tôn giáo dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm là Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngài là một vị tu sĩ bán thế xuất gia, nghĩa là có vợ con trước khi đi tu. Con ruột ngài cũng là đệ tử nổi tiếng của ngài sau khi ngài hy sinh. Ngài chỉ nổi tiếng sau khi hy sinh.
 
   Cũng như tất cả các vị thánh tăng đã nối tiếp tự thiêu cho Đạo Pháp, bản thân Hòa Thượng Thích Quảng Đức không hề biết rằng kết quả tốt do sự hy sinh của ngài chỉ là nhất thời  từ 1-11-1963, còn hậu quả xấu do sự hy sinh của ngài là lâu dài từ mùa hè 1966 đến nay. Vì sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Phật giáo Việt Nam chỉ thắng thế nhất thời, để rồi càng bị CSVN lợi dụng sâu sắc hơn, và đưa những cuộc đấu tranh kế tiếp đến ngày 30-4-1975, cho cộng sản Việt Nam lên cướp chính quyền.
 
    Nhìn lại quá trình, chỉ hai năm đầu sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Hội Phật Học VN đã trở thành GHPGVNTN nổi như cồn, nhưng đó là thời gian manh nha đưa GHPGVNTN đến tình trạng suy đồi và phân rẽ ngay trên đỉnh cao thế lực của họ. Năm 1966, GHPGVNTN chia rẽ thảm khốc giữa hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang. Chưa bao giờ lịch sử Phật giáo Việt Nam có sự căm thù nhau, phân rẽ nhau tệ hại như thế. Vụ đem bàn thờ Phật ra đường để đấu tranh trong mùa hè 1966, là một bằng chứng suy tàn nhất của tinh thần và tổ chức Phật giáo Việt Nam. Nếu tôi kể ra những bất đồng của các vị lãnh đạo PG trong vụ Đem Phật Ra Đường, thì rất phiền. Những cuộc tranh giành đẫm máu trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự cho đến nay vẫn còn giữ kín, trừ vụ kéo sập dãy nhà do Đại đức Thích Đức Nghiệp xây lên sát lề đường Trần Quốc Toản là không thể dấu diếm được. Tôi ngẫm nghĩ Thượng tọa Thích Trí Quang chỉ là một mẹ mìn rất đắc lực của cộng sản Bắc Việt. Ông bắt cóc niềm tin của đa số Phật tử, để biến họ thành phương tiện hữu hiệu nhất cho cộng sản Bắc Việt vào xâm chiếm miền Nam, và ông đã cho cộng sản Bắc Việt vắt chanh bỏ vỏ tất cả nhân, tài, vật lực do niềm tin ấy mà có. Khi công việc bắt cóc ấy hoàn thành, mẹ mìn Thích Trí Quang ngồi im lặng rung đùi và được cộng sản Việt Nam bảo vệ kỹ, không ai dám động một sợi lông chân của ông.
 
    Tôi tin chắc rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức đã không hình dung nổi hậu quả tang thương về sau nầy, đối với Phật giáo nói riêng, và dân tộc nói chung, qua sự hy sinh của ngài. Chính người con trai ruột của ngài, người đã trở thành một vị Thượng tọa ni tiếng tại ngôi chùa của ngài để lại trên đường Trương Minh Giảng, đã sống ba chìm bảy nổi mang nhiều tăm tiếng và cũng bị tù đày trong chế độ cộng sản.
 
     Lần tự thiêu thứ nhất tại Sài Gòn là lần tôi hoàn toàn chờ đợi theo sự sắp xếp và tổ chức của Ủy Ban Liên Phái, nhưng không thực hiện được, vì tình hình sao đó.
 
     Một người khác là thầy Lưu Bổn đệ tử của Hòa Thượng T.M.H chùa TL, Huế, cũng đã nhảy xuống giếng sâu tự tử tại chùa Phật giáo Đà Nẵng, vào mùa hè 1972, sau khi bị nghi ngờ một chuyện xấu. Mười lăm phút trước khi nhảy xuống giếng, thầy Lưu Bổn ngồi ăn trưa với tôi một cách lặng lẽ.
 
   Một người bạn khác của tôi tên T. An, cũng đi tu ở chùa Phổ Đà tại Đà Nẵng, ông mở một trường Bồ Đề ở gần ga xe lửa Đà Nẵng, cũng đã tự thiêu vì một chuyện riêng, nhưng sau đó được dư luận báo chí cho là tự thiêu vì ý nghĩa lớn lao khác. Trong thế giới tôn giáo đã lâm lụy vào những cơ mưu chính trị thời Việt Nam Cộng Hòa, một vài trường hợp các tu sĩ tự tử bằng cách tự thiêu đã được gán cho những ý nghĩa cao cả “Ý nghĩa cao cả” ấy được áp đặt cho mục đích khác, mà người tự thiêu không đặt ra, nhưng sau cùng những người bà con của họ cũng được hưởng tiếng thơm “Thánh Tử Đạo”. Cũng có nhiều vụ tự thiêu do ý định tự tử để giải quyết chuyện riêng, nhưng khi thực hiện, họ lại nêu lý do thiêng liêng để che đậy chuyện bậy bạ. Hoặc là người tự tử bằng cách tự thiêu xong rồi, sau đó mới được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng. Thời đó, nhiều vụ tự thiêu đã bị lạm dụng. Người tình nguyện tự thiêu thì đông, nhưng người đáng được chấp nhận thì ít. Vì một người có đời sống không sáng sủa, nếu được chấp nhận cho tự thiêu, sẽ có nguy cơ làm mất niềm tin của nhiều người khác. Tất cả những người tình nguyện tự thiêu đều là những người không sáng giá khi còn sống. Những người sáng giá nghĩ rằng mình cần sống để làm việc có kết quả hơn.
 
   Những người nêu trên đều quen thân với tôi, nên tôi biết một số lý do tại sao họ đã tự thiêu. Giống như những người thất tình, những thí sinh thi rớt, những đứa con giận cha mẹ, những người bị thất bại làm ăn … Họ không còn thiết sống nữa. Họ tìm đến cái chết để trốn chạy một thực tại bất đắc chí bằng cái chết tự sát”.
 
Trên đây, là những điều đã được cựu đại đức Thích Huệ Nhật viết ra, có những điều mà nếu ai chưa được biết, thì bây giờ nên biết về TH Thích Quảng Đức. Không phải những người cứ 94, hay 100 tuổi nói ra, là nói đúng với sự thật.
 
HT Thích Tâm châu có biết tại sao, ngày xưa, vào năm 1966, chính HT Tâm Châu đã từng “mang tiếng” là nhận năm mươi triệu đồng của cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, để HT không ủng hộ Thích Trí Quang trong cuộc bạo loạn, để thành lập “Chính phủ miền Trung” trong khi điều này chỉ có cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và HT Tâm Châu biết. Vậy thì, ai là người đã đưa tin này ra cho người khác biết ?
 
Những điều này, có rất ít người biết, cũng như trong cuộc bạo loạn bàn thờ Phật xuống đường tại miền Trung, mùa Hè 1966. Đặc biệt, tại thành phố Đà Nẵng, người ta cũng đã từng biết cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã chi ra hai mươi triệu đồng, để ly gián hệ phái Việt Nam Quốc Dân Đảng do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo và VNQDĐ Kỳ Bộ Trung Việt do ông Nguyễn Đình Lương lãnh đạo. Nhưng rồi cuối cùng, “Khối Ấn Quang” đã bắt hết các cán bộ của VNQDĐ của cả hai hệ phái đem giam bốn mươi ngày trong chùa Phổ Đà, tức Phật học Viện Trung Phần, ở số 340, đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, là nơi được đặt “Tổng hành dinh Quân đoàn Vạn Hạnh”, tức “Quân đoàn cách mạng Trần Hưng Đạo”, do Thích Minh Chiếu, với cái chức Thiếu tá Tuyên úy Phật giáo Vùng I chiến thuật, đệ tử ruột của Thích Đôn Hậu: Chánh đại diện miền Vạn Hạnh, tức miền Trung, làm “Tư lệnh”.
 
Ngoài ra, còn một vụ án bí mật khác, khi cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã hẹn gặp cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi tại Chu Lai; và khi Nguyễn Chánh Thi từ Sài Gòn ra Chu Lai ngồi đợi, nhưng Tướng Nguyễn Cao Kỳ không bao giờ đến. Rồi sau đó, là vụ ám sát, để giết chết một thư ký riêng của Thích Trí Quang, là nhà báo Vân Sơn Phan Mỹ Trúc, người đã từng bị ở tù tại lao Thừa Phủ, Huế, 1956, vì tội hoạt động cho Cộng sản
 
HT Thích Tâm Châu nói: “tôi 94 tuổi, nhưng còn minh mẫn”, thì hãy cố nhớ lại vào thời gian của năm 1966, để suy nghĩ, để hiểu những việc làm của cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ… Còn bây giờ, HT Thích Tâm Châu đã  trót “Về Nguồn” rồi, thì không có con đường nào để trở ra biển trời mênh mông như ngày xưa được nữa. Thôi thì chính HT Thích Tâm Châu đã muốn “tự thiêu” thì hãy để cho ông ta “chết cháy” ra tro luôn, nên chẳng cần phải nhắc đến Thích Tâm Châu làm gì, khi một con người, vì những lý do nào đó… mà đã tự đốt cháy hết tất cả thanh danh của mình rồi !
 
“Đốn củi mười năm, thiêu chỉ một giờ” hay “Già đời còn mang tơi chữa lửa”. Cả hai câu này, đều hoàn toàn đúng với chính con người thật của HT Thích Tâm Châu là vậy.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền