Nhìn "Bên thắng cuộc" qua lăng kính NQ 36

Nhìn "BÊN THẮNG CUỘC" qua LĂNG KÍNH NQ36

Tác giả của cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” là  một nhà báo đảng viên. Xưa nay ông hành nghề báo chí với tư cách đảng viên và  trong khuôn khổ “báo chí lề phải” của đảng VGCS chứ không phải là một nhà báo tự do. Do đó người viết xin mạn phép gọi ông chính danh là “văn nô,” tuyệt nhiên  không có ý khinh miệt gì cả. Đó là lời thanh minh trịnh trọng và cũng là lời mở  đầu cho bài viết dưới đây của chúng tôi. Trong bài viết này, chúng tôi thử đưa  ra một lối nhìn của riêng mình về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của văn nô Huy Đức,  nhưng không làm công việc phê bình tác phẩm (gọi nôm na là điểm sách) mà chủ yếu  là thử đặt tác giả và tác phẩm vào trong cái bối cảnh của việc thi hành NQ36 của  VGCS để xem cuốn sách có nhắm tới một mục tiêu chính trị nào không và sự liên hệ của nó với NQ36 như thế nào. Vấn đề được trình bầy trước qua một bức tranh sơ họa giả tưởng sau đây để cho quí bạn đọc dễ hình dung ra.
Có một  tay trọc phú rất giầu có. Hắn muốn để lại một cái gì đó cho hậu thế phải nhớ đến  hắn sau khi hắn chết. Nghĩ mãi, cuối cùng hắn quyết định muốn vẽ một bức hoạ ghi  lại cuộc đời nghèo khổ của hắn hồi còn rất nhỏ. Điều quan trọng, bức họa phải là  một tác phẩm để đời, được mọi người ao ước chiêm ngưỡng, và phải được trưng bầy  cho đến ngàn đời trong bảo tàng viện quốc gia. Hắn cho mời nhiều nhà danh họa đến để thực hiện ý định. Bức họa theo hắn mô tả cũng chẳng có gì khó khăn và cầu  kỳ, chỉ là một bức tranh đồng quê. Nội dung họa phẩm là quang cảnh một căn nhà  nhà quê rất đơn sơ mộc mạc với một gia đình nông dân chất phác gồm hai vợ chồng  và đứa con vừa biết đi, biết chạy với vài con chó nhỏ. Ở nhà quê mà, đứa nhỏ làm  bạn với mấy con chó, chạy nhảy lăng xăng khắp cả nhà. Những hạt cơm rơi, những  mẩu xương thừa, những bãi phóng uế đứa nhỏ tuôn ra đâu đó, đương nhiên được coi  là món quà thiếu chủ (đứa nhỏ) tặng cho mấy con chó. Mỗi khi được thiếu chủ tặng  quà, lũ chó mất hết tình bạn bè. Chúng trở thành kẻ thù của nhau, dành dựt nhau,  cắn xé nhau để tranh ăn. Nhiều họa phẩm vẽ xong được trình lên cho nhà trọc phú  coi. Cảnh tượng mấy con chó tranh nhau những “cục trí thức” thơm phức (dĩ nhiên  là chỉ thơm đối với chó) rất sống động và rất đẹp mắt. Đó là cảnh quang chính  (centre piece) của bức họa làm ông chủ rất khoái. Đẹp thì có đẹp thật. Tuy nhiên  không có bức họa nào hoàn toàn làm vừa lòng hắn. Lý do là vì các nhà danh họa đều xuất thân từ trường phái Siêu Thực. Người thích siêu thực  hình dạng thì vẽ chó, con tròn quay như trái mít, con như khúc que củi, thiếu  chủ chẳng khác gì Trưong Phi. Ông ưa siêu thực mầu sắc thì tô mầu chó, con đỏ lòm như trái cà chua chín, con xanh lè như tàu lá. Loại màu sắc và hình dạng đó đối với người nghệ sĩ dĩ nhiên rất gây ấn tượng. Nhưng dưới con mắt người bình  thường, loại tranh lập dị này khó có thể được coi là nghệ thuật. Do đó mà khi  nhà trọc phú đem triển lãm những bức tranh để trưng cầu ý kiến thì đến cả đám  gia nhân và đầy tớ trong nhà cũng lắc đầu le lưỡi.
Cuối  cùng nhà trọc phú cũng tìm ra một họa sĩ vẽ được bức tranh. Bức tranh này gần  với hiện thực hơn, tuy chưa được hoàn chỉnh. Người này mới ra trường nên chưa  nổi tiếng. Tuy cũng xuất thân từ trường phái Siêu Thực, nhưng được cái ông ta đã  linh hoạt sử dụng cây cọ trong khi vẽ. Ông vẽ người ra người, vẽ chó ra chó, vẽ  động vật ra động vật, vẽ tĩnh vật ra tĩnh vật, đặc biệt tránh lối dùng mầu sắc đối chọi gay gắt của trường phái Siêu Thực. Tuy ít gây ấn tượng nhưng tranh ông  vẽ được nhiều người xem, khen là hấp dẫn.Xin trở lại với vấn đề Nghị Quyết 36.
Bọn  xâm lược miền Bắc tức Bên thắng cuộc – nói theo văn nô Huy Đức - chiến thắng  VNCH ngày 30-4-75, nhưng không bình định được miền Nam, cũng không an dân được đồng bào miền Nam. Người bị giết vô số kể. Chúng bắt hơn hai chục triệu dân  chúng miền Nam phải lao dịch khổ sai. Có người bị chiếm nhà và tịch thu tài sản.  Hơn một triệu người phải đi tù không có án. Hơn 2 triệu người thoát thân ra được  nước ngoài biến thành một căn cứ chiến đấu quyết tử chống quân xâm lược. Thế là  hình thành một trận địa mới. Một giai đoạn mới của cuộc chiến lại tiếp diễn. Căn  cứ địa tuy ở bên ngoài lãnh thổ VN, nhưng Bên Thắng Cuộc quyết chí phải truy  quét và chiếm cho bằng được. Trận Xuân Lộc trước ngày 30-4-75 chưa phải là trận đánh cuối cùng theo ý nghĩa của khái niệm “kết thúc chiến tranh.” Dương Văn Minh đầu hàng cũng vẫn chưa phải là chấm dứt cuộc chiến. Do đó văn nô Huy Đức đặt cho  bọn xâm lược cái tên “Bên Thắng Cuộc” là hoàn toàn sai, bởi vì VGCS chưa đạt được thắng lợi cuối cùng. Cuộc chiến còn dai dẳng kéo dài bao lâu khi VGCS chưa  khuất phục được 3 triệu đồng bào VN tỵ nạn tại hải ngoại. Cuộc chiếm lĩnh này  với cái tên NQ36 mới là trận đánh cuối cùng của cuộc chiến. Để đạt được thắng  lợi cuối cùng này, VGCS đã phải đưa ra một quyết định gọi là Nghị Quyết 36 với  chiến phí dự trù gần 2 tỷ mỹ kim. Nghị quyết bí mật của Đại Hội III đảng VGCS  thành lập ra cái gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN” ngày  20-12-1960 tại Tây Ninh để thôn tính VNCH thế nào thì Nghị Quyết 36 cũng giống y  như vậy. Mục tiêu của Nghị Quyết của Đại Hội III là thôn tính miền Nam. Mục tiêu  của NQ36 là thôn tính cộng đồng tỵ nạn VN tại hải ngoại.
Chiến tranh võ  trang không còn nữa. Dĩ nhiên cuộc chiến đấu phải biến dạng, và biến dạng dưới  nhiều hình thái khác nhau, có thể nói là đa dạng hơn chiến tranh võ trang rất  nhiều, chỉ thiếu có tiếng bom đạn, tiếng máy bay, xe tăng gầm, rú. Ta và địch  gặp nhau có khi vẫn tay bắt mặt mừng vì không nhận ra nhau. Đến khi biết nhau có  thể tặng cho nhau nhát giao găm lút cán. Trong cuộc chiến này, VGCS chủ yếu dùng  các hình thức tuyên truyền mê hoặc, xâm nhập lũng đoạn, mua chuộc, và làm ung  thối hàng ngũ đối phương. Muốn biết cuốn sách Bên Thắng Cuộc có liên hệ với NQ36  không, nó yểm trợ NQ36 như thế nào, tiên quyết phải thừa nhận mục tiêu của NQ36  là chiếm cứ cộng đồng tỵ nạn, rồi sau đó mới xem xét vấn đề dưới các khía cạnh  sau đây: liên hệ đảng của tác giả, nội dung cuốn sách, văn phong, và sau cùng,  bối cảnh việc thực hiện NQ36 hiện nay: VGCS sửa Hiến Pháp.
1. Thân thế tác giả - Những năm gần đây có nhiều đảng viên đảng VGCS lên tiếng, hoặc viết  sách, viết báo phê phán đảng. Mức độ phê phán có khác nhau. Đọc kỹ họ ta sẽ thấy  những người này phê phán đảng, nhưng họ chỉ phê phán từng giai đoạn lịch sử của đảng chứ không phê phán toàn bộ đảng từ ngày thành lập cho đến nay. Họ chỉ chửi đảng từ sau khi đảng cướp được miền Nam và trở thành thoái hóa, nhưng ngược lại  rất hãnh diện và ca ngợi đảng thời kỳ trước 30-4-75. Như thế có nghĩa là họ không chửi đảng, không chửi chế độ, mà chỉ chửi một nhóm, một thành phần cá biệt  nào đó trong đảng mà thôi. Đây là điều tối quan trọng cần phải biết đối với bất  cứ ai chống cộng trong việc phân biệt bạn - thù. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức và đảng phái chủ trương hợp tác với thành phần gọi là chống đảng. Xin hãy tỉnh táo.  Liên minh với thành phần gọi là CS phản tỉnh, đừng mơ tưởng là chúng ta chiêu  hồi được họ, vì chúng ta chẳng có gì để chiêu hồi cả, mà trái lại chỉ có nghĩa  là thành phần phản tỉnh muốn mượn sức của cộng đồng tỵ nạn để tiêu diệt phe CS đối lập với họ. Xong rồi, họ, CS vẫn là CS, họ không bao giờ bỏ đi cái hào quang  chống Pháp, chống Mỹ, “giải phóng” miền Nam. Một số đảng viên dốt nát hoặc thiếu  ý thức không nhận thức đúng vấn đề. Nhưng nhiều đảng viên, nhất là loại lão  thành vẫn mù quáng cho rằng công cuộc diệt Mỹ, chống Pháp, xâm lược miền Nam là  công lao to lớn của đảng. Họ tôn vinh cái công đó mà họ là những người được vinh  dự dự phần vào, nên tất nhiên cũng phải được hưởng công. Không bao giờ họ chịu  từ bỏ ảo tưởng đó. Văn nô Huy Đức cũng vậy. Như hắn tự viết lý lịch, hắn là một đảng viên, đặc biệt là một đảng viên hoạt động trong ngành thông tin văn hóa.  Cho nên tinh thần càng bảo thủ hơn. Vì thế hắn chỉ viết lịch sử từ sau ngày  30-4-75 mà bỏ đi giai đoạn trước. Một người không phải là CS nếu có tâm huyết  ghi chép lại lịch sử của đất nước sau 30-4-75, người này nhất định không thể không tìm hiểu cho rõ ngọn nguồn, nguyên nhân nào đã đưa đến chiến thắng của Bên  Thắng Cuộc. Đó là điều tối cần thiết phải đặt ra cho người viết sử, nhưng văn nô  Huy Đức không nói tới. Sự thật không thể chối cãi là, nguyên nhân của sự thắng  cuộc chính là cái quân đội nhân dân VN là một đạo quân đánh thuê nên được chủ yểm trợ tối đa về mọi mặt. Và như tư lệnh của cái đạo quân này là tên Hồ tặc xác  nhận, nó nhận chỉ thị của Quốc Tế IIICS hoàn thành sứ mệnh xích hóa toàn cõi Đông Dương. Hồ nhận chỉ thị và hoàn thành chỉ thị để chiếm miền Nam cho đế quốc  Liên Sô. Rõ ràng là như thế. Viết lịch sử nhưng lại giấu nhẹm đi nguyên nhân gây  ra biến cố lịch sử, tác giả Huy Đức cho thấy hắn mang nặng tính nô lệ của một  tên văn nô.
2. Nội dung cuốn sách Bên Thắng Cuộc - Như đã  nói ở trên, chúng tôi không làm công việc phê bình sách, nên miễn đi vào từng  chi tiết nội dung của cuốn sách. Vả lại đã có nhiều người phê bình rồi. Chúng  tôi chỉ xin sơ lược vài nhận xét quan trọng vạch ra cái dụng ý của nghề làm văn  nô của tác giả Huy Đức.
a/ Nếu Huy Đức là một người ngay thật và trung  thực, một sử gia chân chính thì đã không trịnh trọng dùng chữ GIẢI PHÓNG làm tựa đề cho cuốn Bên Thắng Cuộc 1 vừa mới phát hành. Tác giả khi thu thập tài liệu,  chắc chắn đã nhìn thấy rõ và đã hiểu thấu việc quân đội Bắc Việt xâm nhập miền  Nam để ăn cướp chứ không phải để giải phóng? Giải phóng cái gì trong khi Miền  Nam tự do dân chủ và đời sống người dân tốt đẹp vượt trội miền Bắc về mọi mặt  thì đâu phải cần miền Bắc giải phóng. Điều này chúng tôi khỏi cần phải bàn cãi.  Như thế Huy Đức dùng chữ “Giải Phóng” ở đây hẳn là phải có dụng ý. Thật ra là dù  có muốn, Huy Đức cũng không dám thay thế chữ “giải phóng” bằng chữ “xâm lược” cho đúng với sự thật được, bởi vì Huy Đức chỉ là một văn nô, mà văn nô thì phải  viết theo chủ trương của đảng: đảng VGCS giải phóng miền Nam chứ không xâm lược  miền Nam. Đó là chân lý của tập đoàn gian manh và dối trá VGCS. Cũng như hiện  nay, theo cung cách bịp bợm của nó, NQ36 chỉ hô hào hòa hợp nhưng tuyệt nhiên  không nói đến hòa giải. Nhưng nhiều người vẫn bị ru ngủ.
b/ Về tài liệu để viết, tác giả Huy Đức thu thập hầu hết từ các nguồn sau đây: thứ nhất, bọn  lãnh đạo chóp bu của đảng VGCS từ Tổng bí thư trở xuống đến thủ tướng, tướng  lãnhv.v., thứ hai, báo chí của đảng, và thứ ba, bọn quốc gia phản phúc và phản  bội. Cùng một lò văn nô với tác giả mà Bùi Tín cũng chỉ dám ước lượng là mới có  khoảng 30% những mất mát, những thương đau mà Bên Thắng Cuộc gây ra cho nhân dân  miền Nam được đề cập tới trong cuốn sách. Thế còn 70% nữa ở đâu? Thiếu sót như vậy mà bọn báo nô và trí thức ngựa lớn họng ca tụng Bên Thắng Cuộc là cuốn tài  liệu lịch sử đầy đủ nhất từ trước tới nay! Chưa nói đến con số 30% kia có được  bao nhiêu sự thật trong đó. Những sự kiện và tin tức khai thác từ một tập đoàn  dối trá, gian manh, xảo trá, và bịp bợm, từ báo chí công cụ của Bên Thắng Cuộc,  từ bọn ăn cơm quốc gia thờ ma CS v.v. không thể được đánh giá là những sự thật  trung thực và khách quan. Chưa kể những chuyện viết sai sự thật bị lật tẩy và  tác giả đã phải xin lỗi.
c/ Nhiều vấn đề lịch sử bị che giấu - Nhiều chủ trương của Bên Thắng Cuộc về nhiều lãnh vực đã bị văn nô Huy Đức cố tình che dấu  khi viết sách. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ xin nêu một  vài trường hợp điển hình làm thí dụ. Chẳng hạn chánh sách đối với những nhà lãnh đạo của miền Nam, tại sao Bên Thắng Cuộc phải hành hạ và bức tử Phó Tổng Thống  Trần Văn Hương và nhiều người yêu nước khác Huy Đức không nói tới. Hay như chính  sách về tôn giáo, đặc biệt đối với đạo Công Giáo, tại sao Lm Huỳnh Công Minh lại  giữ chức Tổng Đại Diện TGP Saigon quá lâu mà không cho ai thay thế? Bên Thắng  Cuộc làm thế nào để đẩy Đức TGM Ngô Quang Kiệt đi khỏi TGP Hànội và đưa GM  Nguyễn Văn Nhơn lên thay? Mua chuộc hay áp lực, Huy Đức cũng bỏ qua luôn. Vân  vân và vân vân.
Và đây mới là những chuyện mà cộng đồng người Việt tỵ nạn  tại hải ngoại muốn đọc và muốn biết nhưng đã bị che giấu, vì nó là lịch sử và là  chuyện lịch sử tối quan trọng đối với họ.
Như trên chúng tôi đã trình bầy,  NQ36 mới thực sự là trận đánh cuối cùng nhằm thâu tóm cộng đồng tỵ nạn qui phục  dưới chân đảng như VGCS mong muốn. VGCS đã phải chi ra gần 2 tỷ dollars cho công  việc này. Bên Thắng Cuộc đã làm những gì với gần 2 tỷ dollars đó? Xuất cảng bao  nhiêu cán bộ tình báo ra ngoại quốc trà trộn vào trong cộng đồng người tỵ nạn để rây rối? Cài cắm được bao nhiêu điệp viên vào trong các tổ chức, đảng phái quốc  gia tại hải ngoại, chúng tên gì và làm nhiệm vụ gì? Mua chuộc được bao nhiêu tổ chức, đoàn thể, bao nhiêu tờ báo, truyền thanh và truyền hình? Những đài nào,  báo nào? Gầy dựng được và nuôi dưỡng bao nhiều tay sai tại hải ngoại? Chúng là  ai, tên gì, và hoạt động ra sao? Tất cả đều là chủ trương của NQ36 nhưng Huy Đức  không đả động gì tới. Như vậy thì gọi Bên Thắng Cuộc là một cuốn tài liệu lịch  sử trung thực và đầy đủ được không? Hỏi thì hỏi vậy thôi, người viết thừa hiểu  rằng những vấn đê trên đều là “bí mật quốc gia” của VGCS, tối kỵ đối với văn nô.  Huy Đức cho dù có biết cũng không dám viết trong sách của hắn.
3. Văn  phong - Trước đây khi người VN ra ngõ gặp anh hùng thì lời ăn tiếng nói của bọn  lãnh đạo cũng như của các nhà văn nhà báo Bên Thắng Cuộc rất kiêu căng, xách mé,  hỗn láo và mất dậy. Ngày nay, khi người VN bước ra đường là đụng ăn cướp, thì  cách ăn nói của các giới này có khác đi, chừng mực và lễ độ hơn xưa. Sau ngày  30-4-75, Phạm Văn Đồng gọi người di tản là ma cô, đĩ điếm, tay sai đế quốc. Sách  vở báo chí gọi một cách khinh bỉ người quốc gia là ngụy quân, ngụy quyền, tay  sai đế quốc … Ngày nay bọn văn nô ăn nói lễ độ hơn, gọi là Quân Lực VNCH và  Chính Quyền VNCH, ít còn gọi thằng Diệm, thằng Thiệu, mà gọi là tổng thống đàng  hoàng. Đọc Bên Thắng Cuộc người ta nhận thấy bàng bạc có sự thay đổi chiến thuật  của VGCS. Sự thay đổi cách ăn nói và ngôn từ trong sách báo của Bên Thắng Cuộc  cho thấy họ đã có phần nào thay đổi đường lối và chính sách đối với người tỵ nạn  nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung, mặc dầu chưa phải hoàn toàn. Thế nhưng  xin cũng đừng mừng vội. Đây chỉ là mánh khóe bịp bợm để đạt mục đích là khuất  phục cộng đồng tỵ nạn thôi. Đối với VGCS, cứu cánh biện minh cho phương tiện bao  giờ cũng đúng. Phải thừa nhận rằng VGCS chiêu hàng người tỵ nạn bằng lời ăn  tiếng nói lễ độ hiệu nghiệm và có kết quả. Như đã thấy, chỉ một chữ “tuẫn tiết” của Huy Đức khi nói về cái chết của các danh tướng Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa  Nam, Phạm văn Phú v.v. đã làm mềm lòng biết bao chiến sĩ chống cộng sắt đá ở hải  ngoại. Nhiều người vội cho rằng VGCS đã nhận lỗi và đã hối lỗi rồi, đã đến lúc  hòa giải rồi. Sao mà dễ dàng thế? Có thể so sánh Huy Đức, nhà văn thuộc trường  phái “ra ngõ gặp anh hùng” với người họa sĩ của môn phái Siêu Thực. Một người  tránh lối ăn nói thiếu giáo dục, sử dụng văn phong nhẹ nhàng khi viết. Một người  khéo léo linh động cây cọ khi vẽ và biết pha trộn mầu mực cho hài hòa. Cả hai đều uyển chuyển một chút mà thu phục được lòng người. Sách Bên Thắng Cuộc của  Huy Đức tuy không nói lên được bao nhiêu sự thật lịch sử nhưng nó được các ống  loa tuyên truyền của Bên Thắng Cuộc đề cao và tô vẽ nên nhiều người háo hức muốn đọc. Đọc rồi sẵn sàng quên hết chuyện xưa. Đây là chủ đích của cuốn sách Bên  Thắng Cuộc. Nó tạo nên sự thành công của NQ36. Phương thức này cũng là một thể loại “tiếng sáo Trương Lương” đưa cộng đồng tỵ nạn vào cái tròng hòa hợp hòa  giải với Bên Thắng Cuộc.
4. Sửa Hiến Pháp - Có lẽ ít người tỵ nạn chúng  ta quan tâm đến việc VGCS phát động chiến dịch lấy ý kiến người dân cho việc sửa đổi Hiến Pháp của chúng. Thay đổi hiến pháp để thay đổi cơ chế chính trị trong  các nước CS chỉ là một hành động ma giáo, một trò bịp chính trị. Nhưng trong sự suy nghĩ của nhiều người, nó lại là sự lý giải hợp lý và hợp pháp cho vấn đề tuyên truyền rằng chế độ đang cởi mở để đi đến dân chủ. Điều đó cũng dễ dàng được chấp nhận đối với thế giới. Câu hỏi nên đặt ra là tại sao VGCS lại nói  chuyện sửa hiến Pháp trong lúc này? Và, cuốn sách Bên Thắng Cuộc ra đời vào thời điểm này có phải là một trùng hợp ngẫu nhiên không?
Xếp chung các sự kiện  sửa đổi hiến pháp ở trong nước và sự xuất hiện ồn ào của các con thò lò chính  trị ở hải ngoại lại với nhau, người ta có thể đoán rằng NQ36, tức trận tấn công  cuối cùng sắp đi đến giai đoạn chót, nghĩa là NQ36 sắp chiếm xong mục tiêu và  bình định được các cộng đồng tỵ nạn. Có thể nói, cuốn Bên Thắng Cuộc ra đời đúng  lúc làm công tác tâm lý chiến, yểm trợ cho công tác “địch vận” của NQ36. Cứ xem  việc nó được giới trí thức ngựa ca tụng và bọn truyền thông tay sai quảng cáo  rầm rộ thì biết ngay ý đồ của VGCS. Người nhẹ dạ tưởng tượng không khí hòa hợp  hòa giải sẽ xẩy ra trong nay mai, vì “VC đã xuống nước rồi, đã chịu hòa hợp hòa  giải rồi ….” Chế độ dân chủ đa nguyên (mặc dù là tiền chế) sẽ làm vừa lòng tất  cả mọi phe, chỉ trừ phe những người VN thực sự yêu nước. Chưa ai biết được chung  cuộc sẽ ra sao, chế độ mới hình thành như thế nào. Nhưng chắc chắn sẽ xẩy ra cái  hoạt cảnh đẹp mắt giống như trên bức họa của nhà trọc phú. Khi được thiếu chủ tặng quà, đàn chó sẽ cắn xé nhau rất tận tình, quên hết cả tình nghĩa chó má lúc  bình thường. Có thể tiên đoán rằng, sau khi Hiến Pháp được sửa đổi qua loa cho  có lệ, một vài đảng phái cuội sẽ được phép hoạt động. Dăm ba con thò lò chính  trị tại hải ngoại sẽ được chia chác ghế ngồi trong chính quyền. Bên Thắng Cuộc  sẽ chỉ định (không phải bầu) một số đại biểu đại diện Việt kiều hải ngoại vào  quốc hội. Phương thức này có lẽ được chọn lựa bởi vì nó thích hợp nhất. Bộ Ngoại  Giao Mỹ tin rằng sẽ là người đầu tiên gởi điện văn chúc mừng tân “quốc hội dân  chủ” VN.
Trận thắng cuối cùng này của Bên Thắng Cuộc  chắc không phải cần đến ông TT Dương Văn Minh ra lệnh buông súng và lên đài đọc  bản văn đầu hàng.
Duyên-Lãng Hà Tiến