Đất nước Việt Nam, giang sơn Việt Nam là của toàn dân, của hơn 80 triệu người Việt Nam, con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu... đã đổ nhiều máu xương hàng 4 ngàn năm mới có được sự độc lập với giặc Tàu, nhưng ông Hồ và đảng của ông ta can tâm tiến hành cuộc Hán hóa cho dân tộc ta, phản bội lại những gì cha ông đã dày công xây dựng.
Việc ông Hồ, ông Đồng bán đảo HS-TS cho Trung cộng lấy vũ khí chỉ là một trong những hành động bán nước để âm mưu quyền lực, làm chư hầu cho Trung cộng. Nhưng sự việc càng nghiêm trọng hơn khi họ chủ trương Hán hóa toàn diện dân tộc ta bằng những quyết định kinh hãi.
1. Việt Minh kêu gọi dùng tiếng Hoa và bỏ chữ quốc ngữ:
(Trường Chinh người có đầu hói) |
Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!
Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!
Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!
Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động
Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn hành động khác. Tuy nhiên sẽ có nhiều ý kiến cho rằng sự có mặt của sắc lệnh kêu gọi kia chỉ là một thứ bịa đặt nhằm bôi nhọ đảng cộng sản. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi đã có những bằng chứng khẳng định sự có mặt của văn bản do Trường Chinh ký là thật.
Đầu tiên, số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm chứng. Chúng ta cũng phải nhìn nhận về tờ báo Tiếng Dội như sau. Các văn bản, bài báo được lưu trữ trong văn khố của các nhà nước có tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp… đều là những tác phẩm có giá trị về mặt nội dung cũng như sự thật lịch sử được nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng. Sự việc được lưu trữ trong văn khố của viện bảo tàng nước Anh cho thấy tính xác thực của bài báo nói trên trong tờ báo Tiếng Dội. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại sắc lệnh của ông Trường Chinh là có thật.
Thứ 2, Hiện nay tại Trung tâm lưu giữ quốc gia I, Việt Nam có một văn bản lưu giữ như nội dung bài báo Tiếng Dội cho đăng. Văn bản này được lưu giữ trong kho văn thư trước năm 1945 của đảng cộng sản Việt Nam. Văn bản tuy mất một phần dưới góc do yếu tố thời gian không thể thấy được chữ ký của ai nhưng trên đầu của sắc lệnh ghi rõ do đảng Lao động Việt Nam (tên khác của đảng cộng sản) ban hành. Việc không thấy chữ ký của ai không quan trọng lắm vì nó có ghi rõ là của đảng Lao động và được trung tâm lưu trữ quốc gia lưu trữ nên nó không thể vô giá trị. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại trung tâm lưu trữ quốc gia về sắc lệnh kêu gọi nói trên.
Thứ 3, Sẽ là thiếu sót nếu chỉ có 2 bằng chứng trên đây để khẳng định việc tồn tại sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là sự thật. Thêm bằng chứng sau đây sẽ khẳng định chắc chắn về điều đó với bạn đọc. Vì đảng cộng sản hay có thói quen thủ tiêu bằng chứng về tội ác và sai lầm của mình nên thêm một nguồn tài liệu có thể khẳng định điều này. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn trang 126 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như sau:
“Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.
Từ đoạn này chúng ta có thể thấy Mao đã biết chủ trương dùng tiếng Hoa của Việt Minh (lúc đó mang tên đảng Lao động Việt Nam). Thời điểm tác giả Hà Cẩn nêu trong cuốn sách của mình là lúc Mao vẫn chỉ gọi đảng cộng sản Việt Nam là Việt Minh trùng khớp với thời điểm và cách dùng trong quy phạm của sắc lệnh kêu gọi của Trường Chính đòi nhân dân Việt Nam học tiếng Hoa.
Thứ 4, Bản thân con người của Trường Chinh là một con người có tư tưởng thân Trung cộng và là người vâng lời ông Hồ Chí Minh gần như tuyệt đối. Ông ta là người tích cực nhất trong vụ cải cách ruộng đất mà ông Hồ học từ Trung cộng. Việc thực thi một cách chặt chẽ các chủ trương của Tàu và ông Hồ đã biến ông Chinh thành một tên tội đồ trong CCRĐ. Điều này khác hẳn với tư tưởng của ông Duẩn trong việc quan hệ với Trung cộng. Rõ ràng ngay cả bản chất con người ông Chinh cũng cho thấy ông ta yêu Trung cộng như lãnh tụ của ông ta.
Kết luận: Sắc lệnh kêu gọi của Trường Chinh thể hiện dã tâm biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng của đảng cộng sản Việt Nam.
2. Ai là kẻ chỉ đạo Trường Chinh?
Như chúng ta đã biết, ông Hồ là người chỉ đạo ông Đồng trong việc bán HS-TS. Ông Hồ cũng nhận chủ trương của Tàu về việc CCRĐ mà người thực hiện là ông Chinh. Trong vụ việc ra sắc lệnh kêu gọi nhân dân ta phải học tiếng Hoa có bàn tay không nhỏ của ông Hồ.
Trong phần đầu tiên chúng ta thấy ông Hồ đã viết một bài thơ ca ngợi Trung cộng và tha thiết thương nhân dân Trung cộng như thương bản thân ông ta. Vậy thì không có lý do gì để một người luôn coi “Bác Mao luôn đúng” và “yêu Trung Quốc là yêu mình” như ông Hồ không chỉ đạo ông Chinh ra sắc lệnh đó. Đó là xét yếu tố con người và tư tưởng.
Xét về mặt chính trị thì ông Hồ là người đứng đầu của tổ chức đảng Lao động, ông ta vạch ra cương lĩnh làm việc từ CCRĐ… theo lệnh của Trung cộng. Rõ ràng việc đưa ra sắc lệnh kêu gọi phải do chủ trương của ông Hồ hoặc chí ít ông Hồ cũng phải đồng ý thông qua. Chúng ta thấy việc nhãn tiền đó là ông Trường Chinh vẫn ký tên là Tổng thư Ký. Việc một tổng thư ký tự ra một sắc lệnh kêu gọi toàn dân từ bỏ tiếng quốc ngữ là một điều không tưởng. Một nước dân chủ tự do cũng không thể có chuyện đó. Huống hồ đây lại là ở một đảng độc tài kín kẽ, quyền lực nằm trong tay bộ chính trị cũng như ông Hồ lúc đó. Bằng chứng rõ nét nhất về sự lép vế của ông Chinh đó là việc ông này là vật thế thân cho ông Hồ trong thảm trạng CCRĐ như đã chứng minh trong phần 5. Trong các bài viết trước tôi cũng đã chứng minh vai trò đứng đầu của ông Hồ cho đến khi ông ta bị mất dần quyền lực từ năm 1963 vào tay phe cánh ông Lê Duẩn. Vậy thì trách nhiệm chính trị của ông ta trong sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là hoàn toàn to lớn và rõ rệt.
Ngoài ra, còn một điểm đáng lưu ý ông Hồ có nhiều tuyên bố cho thấy bản thân ông ta không thương yêu dân tộc Việt Nam. Tự coi Việt Nam là một phần của Trung cộng.
Trong thư đề ngày 06-6-1938 gửi Lê Nin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 trang 90- Sách của đảng cộng sản Việt Nam). Bạn đọc có thể thấy cung cách của một người xin việc của ông Hồ với thế giới cộng sản. Điều này cho thấy ông Hồ không yêu thương dân tộc như ông ta và đảng cộng sản thường tự rêu rao. Một người như vậy ắt hẳn sẽ có tư tưởng Hán hóa vì Trung quốc là cộng sản đàn anh trong mắt của Hồ Chí Minh.
Cũng cần phải nhắc lại ngày 31-10-1952, ông Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam (tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”. (Tôi đã trích nội dung thư ở phần 5 – CCRĐ có hình ảnh chụp bức thư và links đi kèm). Nội dung đoạn thư này, ông Hồ không hề coi tập thể người Việt Nam là đồng bào ông ta, mạng sống của người dân Việt sẽ tùy thuộc vào lời phê chuẩn của Stalin và của cố vấn Trung cộng trong cái gọi là CCRĐ sau này nhân dân ta phải đón nhận.
Kết luận chung:
Việc bán nước trong thân phận chư hầu của ông Hồ và đảng cộng sản đã là một tội lớn. Nhưng việc Hán hóa toàn diện Việt Nam thì lại đẩy thêm một bước nữa đến đỉnh điểm của tội lỗi với dân tộc Việt Nam. Bức sắc lệnh của ông Trường Chinh và vai trò của ông Hồ trong vụ việc này càng thêm minh chứng cho sự thật: Ông Hồ không yêu dân tộc Việt Nam mà chỉ muốn biến dân tộc Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng!
Trường Chinh - nhà báo cách mạng lỗi lạc
source: laodong.com.vn
(LĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo cách mạng Trường Chinh, giới báo chí Việt Nam cùng với toàn dân, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh cây bút bậc thầy lỗi lạc.
Đồng chí Trường Chinh (1907-1988), tên thật Đặng Xuân Khu, là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là nhà văn hoá lớn và nhà thơ. Trên lĩnh vực báo chí, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Chinh là người có nhiều cống hiến nhất cho việc xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
Là nhà lãnh đạo cách mạng suốt đời tận tụy vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Trường Chinh không xuất thân từ nghề cầm bút. Ông làm báo bởi được sự phân công của Đảng, do yêu cầu vận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Tuy nhiên vẫn có thể nói, ông say sưa với công tác báo chí và trở thành một cây bút lỗi lạc, dòng máu trước tác luôn nóng hổi trong huyết quản ông, một phần còn do năng khiếu bẩm sinh và truyền thống gia đình.
Ông nội ông là cụ Đặng Xuân Bảng đỗ tiến sĩ dưới triều vua Tự Đức, là một nhà sử học để lại cho đời sau nhiều tác phẩm như Sử học bị khảo, Việt sử cương mục tiết yếu, Cổ nhân ngôn hành lục...
Thân sinh ông, cụ Đặng Xuân Viện là một nhà nho uyên bác, một trí thức yêu nước khảng khái, từng viết cho nhiều tờ báo lớn xuất bản ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 như tạp chí Nam Phong, báo Trung Bắc tân văn, Ngọ báo..., và từng được trao giải thưởng báo chí.
Đồng chí Trường Chinh hoạt động cách mạng từ năm 18 tuổi. Ông bị đế quốc Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội rồi bị đày đi Sơn La. Năm 1936, ra tù, ông tham gia Ban Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách công tác tuyên truyền.
Thời kỳ này, lợi dụng điều kiện chính trị có điểm thuận lợi, Đảng chủ trương xuất bản báo chí công khai nhằm giác ngộ, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Trường Chinh trở thành chủ nhiệm chính trị kiêm chủ bút báo Tin tức, về công khai là cơ quan của Mặt trận Dân chủ Đông Dương song thực chất là cơ quan ngôn luận của Đảng; sau khi báo Tin tức bị thực dân Pháp tịch thu và đóng cửa, ông phụ trách tiếp tờ Đời nay.
Tài năng báo chí của Trường Chinh toả sáng với hai tờ báo được coi là "linh hồn của Mặt trận Dân chủ". Ông không chỉ là cây bút chính luận sắc sảo, nhà quản lý báo chí có tầm nhìn xa, mà cùng với các đồng nghiệp xuất sắc của mình như Trần Huy Liệu, Trần Đình Long, Nguyễn Thường Khanh (Trần Mai Ninh)... đã sớm thông qua báo chí, triển khai chức năng huy động, tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh.
Nổi bật nhất là cuộc míttinh có hàng vạn người tham dự, kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1.5.1938, hay lễ đưa tang nhà cách mạng Phan Thanh... Cùng với Võ Nguyên Giáp (Vân Đình), dưới bút hiệu Qua Ninh, Trường Chinh viết thiên điều tra Vấn đề dân cày, có thể coi là một mẫu mực điều tra chính luận về kinh tế xã hội của báo chí ta. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam ghi nhận, thời gian tồn tại của các báo Tin tức, Đời nay... không dài, song để lại nhiều bài học quý báu.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, để có điều kiện triển khai vận động cách mạng, đồng chí Trường Chinh - thời gian này là Tổng Bí thư của Đảng - cho xuất bản báo Cờ giải phóng, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, và nhân danh Mặt trận Việt Minh, tổ chức, chỉ đạo xuất bản báo Cứu quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh.
Ông không chỉ là nhà lãnh đạo, người tổ chức, là linh hồn của hai tờ báo lớn, mà còn là cây bút chính luận chủ lực. Nhiều bài xã luận, bình luận phân tích thời cuộc, hướng dẫn hành động của Trường Chinh cho đến nay vẫn là những tác phẩm báo chí mẫu mực, có tác dụng hết sức to lớn đối với phong trào nhân dân ta chống thực dân phong kiến và phát xít, góp phần vào việc chuẩn bị thành công Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước năm 1945.
Các cán bộ hoạt động cách mạng thời bấy giờ coi báo Cờ giải phóng là "cẩm nang cách mạng" của mình. Thời gian này, Trường Chinh là tác giả Đề cương Văn hoá Việt Nam (1943) hiệu triệu, tập hợp đông đảo trí thức yêu nước Việt Nam theo ngọn cờ của Đảng, đặt nền móng cho đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám thành công, các báo Cờ giải phóng, Cứu quốc tiếp tục xuất bản tại thủ đô Hà Nội. Trường Chinh vẫn là người phụ trách và cây bút chính luận chủ lực. Các vị cùng thời với ông nhớ lại, hằng ngày, sau cuộc họp ngắn cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các uỷ viên Thường vụ của Đảng xử lý những vấn đề quan trọng của đất nước,
Trường Chinh đi chiếc xe đạp cũ kỹ đến ngôi nhà nhỏ đặt cơ quan báo Cờ giải phóng viết bài, sửa bài, xem lại bản in thử... Ông sinh hoạt giản dị, tác phong cẩn thận, cần mẫn tới mức nhiều công nhân nhà in nhầm tưởng ông là một viên chức chuyên nghề sửa morát.
Do yêu cầu về sách lược, tháng 11.1945, Đảng tuyên bố "tự ý giải tán". Cơ quan ngôn luận của Đảng không còn lý do tồn tại. Viết xã luận Mấy lời từ biệt độc giả, Trường Chinh tổng kết: "... Luôn bốn năm tranh đấu bí mật trong những điều kiện hết sức gian nan, Cờ giải phóng mới ra ánh sáng công khai được ngoài hai tháng. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, Cờ giải phóng đã làm được những gì? Nó vừa kiến thiết vừa phá hoại, vừa đề nghị vừa chỉ trích.
Ráng hết sức thống nhất Mặt trận dân tộc chống Pháp xâm lược, nó bồi bổ đức tin của đồng bào đối với sự nghiệp cứu nước, và khêu gợi chí căm hờn của toàn dân đối với bọn Pháp xâm lăng. Nó kiên quyết tẩy trừ những tàn tích xấu xa của chế độ cũ, đặng gom góp một phần vào việc xây dựng chính quyền mới.
Riêng về Đảng, nó vừa tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản vừa xúc tiến phát triển hàng ngũ cách mạng của giai cấp vô sản - giai cấp tiền phong". Thật khó có lời trình bày súc tích và đầy đủ hơn mục đích, tôn chỉ của tờ báo Đảng.
Tiếp tục công việc của báo Cờ giải phóng, báo Sự thật ra đời tại Hà Nội và tiếp tục xuất bản đều đặn tại chiến khu Việt Bắc suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, với danh nghĩa cơ quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Đông Dương.
Trên báo này, Trường Chinh đã viết nhiều bài về lý luận, đường lối kháng chiến và chiến tranh nhân dân. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi tập hợp những bài ông đăng trên báo Sự thật là sự phát triển có hệ thống lý luận về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của chúng ta. Sau Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1950), Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo việc xuất bản báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng.
Suốt cuộc đời hoạt động dài lâu, đồng chí Trường Chinh như thời gian nào cũng được Đảng phân công chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, trong đó có báo chí. Ông góp công lao to lớn vào việc đào tạo mấy thế hệ nhà báo kế tiếp.
Dù hết sức bận, ông nhiều lần trực tiếp giảng bài, nói chuyện nghề nghiệp với các nhà báo trẻ. Là người khởi xướng nhiều chủ trương quan trọng của công cuộc đổi mới, có thể nói Trường Chinh là một người tạo tiền đề và khơi thông bước phát triển ngoạn mục của báo chí cách mạng Việt Nam ngày nay.
Là nhà lãnh đạo cách mạng suốt đời tận tụy vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Trường Chinh không xuất thân từ nghề cầm bút. Ông làm báo bởi được sự phân công của Đảng, do yêu cầu vận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Tuy nhiên vẫn có thể nói, ông say sưa với công tác báo chí và trở thành một cây bút lỗi lạc, dòng máu trước tác luôn nóng hổi trong huyết quản ông, một phần còn do năng khiếu bẩm sinh và truyền thống gia đình.
Ông nội ông là cụ Đặng Xuân Bảng đỗ tiến sĩ dưới triều vua Tự Đức, là một nhà sử học để lại cho đời sau nhiều tác phẩm như Sử học bị khảo, Việt sử cương mục tiết yếu, Cổ nhân ngôn hành lục...
Thân sinh ông, cụ Đặng Xuân Viện là một nhà nho uyên bác, một trí thức yêu nước khảng khái, từng viết cho nhiều tờ báo lớn xuất bản ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 như tạp chí Nam Phong, báo Trung Bắc tân văn, Ngọ báo..., và từng được trao giải thưởng báo chí.
Đồng chí Trường Chinh hoạt động cách mạng từ năm 18 tuổi. Ông bị đế quốc Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội rồi bị đày đi Sơn La. Năm 1936, ra tù, ông tham gia Ban Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách công tác tuyên truyền.
Thời kỳ này, lợi dụng điều kiện chính trị có điểm thuận lợi, Đảng chủ trương xuất bản báo chí công khai nhằm giác ngộ, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh. Trường Chinh trở thành chủ nhiệm chính trị kiêm chủ bút báo Tin tức, về công khai là cơ quan của Mặt trận Dân chủ Đông Dương song thực chất là cơ quan ngôn luận của Đảng; sau khi báo Tin tức bị thực dân Pháp tịch thu và đóng cửa, ông phụ trách tiếp tờ Đời nay.
Tài năng báo chí của Trường Chinh toả sáng với hai tờ báo được coi là "linh hồn của Mặt trận Dân chủ". Ông không chỉ là cây bút chính luận sắc sảo, nhà quản lý báo chí có tầm nhìn xa, mà cùng với các đồng nghiệp xuất sắc của mình như Trần Huy Liệu, Trần Đình Long, Nguyễn Thường Khanh (Trần Mai Ninh)... đã sớm thông qua báo chí, triển khai chức năng huy động, tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh.
Nổi bật nhất là cuộc míttinh có hàng vạn người tham dự, kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1.5.1938, hay lễ đưa tang nhà cách mạng Phan Thanh... Cùng với Võ Nguyên Giáp (Vân Đình), dưới bút hiệu Qua Ninh, Trường Chinh viết thiên điều tra Vấn đề dân cày, có thể coi là một mẫu mực điều tra chính luận về kinh tế xã hội của báo chí ta. Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam ghi nhận, thời gian tồn tại của các báo Tin tức, Đời nay... không dài, song để lại nhiều bài học quý báu.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, để có điều kiện triển khai vận động cách mạng, đồng chí Trường Chinh - thời gian này là Tổng Bí thư của Đảng - cho xuất bản báo Cờ giải phóng, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng, và nhân danh Mặt trận Việt Minh, tổ chức, chỉ đạo xuất bản báo Cứu quốc, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh.
Ông không chỉ là nhà lãnh đạo, người tổ chức, là linh hồn của hai tờ báo lớn, mà còn là cây bút chính luận chủ lực. Nhiều bài xã luận, bình luận phân tích thời cuộc, hướng dẫn hành động của Trường Chinh cho đến nay vẫn là những tác phẩm báo chí mẫu mực, có tác dụng hết sức to lớn đối với phong trào nhân dân ta chống thực dân phong kiến và phát xít, góp phần vào việc chuẩn bị thành công Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước năm 1945.
Các cán bộ hoạt động cách mạng thời bấy giờ coi báo Cờ giải phóng là "cẩm nang cách mạng" của mình. Thời gian này, Trường Chinh là tác giả Đề cương Văn hoá Việt Nam (1943) hiệu triệu, tập hợp đông đảo trí thức yêu nước Việt Nam theo ngọn cờ của Đảng, đặt nền móng cho đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám thành công, các báo Cờ giải phóng, Cứu quốc tiếp tục xuất bản tại thủ đô Hà Nội. Trường Chinh vẫn là người phụ trách và cây bút chính luận chủ lực. Các vị cùng thời với ông nhớ lại, hằng ngày, sau cuộc họp ngắn cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các uỷ viên Thường vụ của Đảng xử lý những vấn đề quan trọng của đất nước,
Trường Chinh đi chiếc xe đạp cũ kỹ đến ngôi nhà nhỏ đặt cơ quan báo Cờ giải phóng viết bài, sửa bài, xem lại bản in thử... Ông sinh hoạt giản dị, tác phong cẩn thận, cần mẫn tới mức nhiều công nhân nhà in nhầm tưởng ông là một viên chức chuyên nghề sửa morát.
Do yêu cầu về sách lược, tháng 11.1945, Đảng tuyên bố "tự ý giải tán". Cơ quan ngôn luận của Đảng không còn lý do tồn tại. Viết xã luận Mấy lời từ biệt độc giả, Trường Chinh tổng kết: "... Luôn bốn năm tranh đấu bí mật trong những điều kiện hết sức gian nan, Cờ giải phóng mới ra ánh sáng công khai được ngoài hai tháng. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, Cờ giải phóng đã làm được những gì? Nó vừa kiến thiết vừa phá hoại, vừa đề nghị vừa chỉ trích.
Ráng hết sức thống nhất Mặt trận dân tộc chống Pháp xâm lược, nó bồi bổ đức tin của đồng bào đối với sự nghiệp cứu nước, và khêu gợi chí căm hờn của toàn dân đối với bọn Pháp xâm lăng. Nó kiên quyết tẩy trừ những tàn tích xấu xa của chế độ cũ, đặng gom góp một phần vào việc xây dựng chính quyền mới.
Riêng về Đảng, nó vừa tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản vừa xúc tiến phát triển hàng ngũ cách mạng của giai cấp vô sản - giai cấp tiền phong". Thật khó có lời trình bày súc tích và đầy đủ hơn mục đích, tôn chỉ của tờ báo Đảng.
Tiếp tục công việc của báo Cờ giải phóng, báo Sự thật ra đời tại Hà Nội và tiếp tục xuất bản đều đặn tại chiến khu Việt Bắc suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, với danh nghĩa cơ quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Đông Dương.
Trên báo này, Trường Chinh đã viết nhiều bài về lý luận, đường lối kháng chiến và chiến tranh nhân dân. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi tập hợp những bài ông đăng trên báo Sự thật là sự phát triển có hệ thống lý luận về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của chúng ta. Sau Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1950), Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo việc xuất bản báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng.
Suốt cuộc đời hoạt động dài lâu, đồng chí Trường Chinh như thời gian nào cũng được Đảng phân công chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, trong đó có báo chí. Ông góp công lao to lớn vào việc đào tạo mấy thế hệ nhà báo kế tiếp.
Dù hết sức bận, ông nhiều lần trực tiếp giảng bài, nói chuyện nghề nghiệp với các nhà báo trẻ. Là người khởi xướng nhiều chủ trương quan trọng của công cuộc đổi mới, có thể nói Trường Chinh là một người tạo tiền đề và khơi thông bước phát triển ngoạn mục của báo chí cách mạng Việt Nam ngày nay.